Lý do vì sao mình chủ động chuyển sang ăn chay từ trẻ?

Trước đây và đến tận bây giờ, có rất nhiều người hỏi mình rằng, vì sao mình lại chủ động chuyển sang ăn chay từ khi ở độ tuổi còn khá trẻ – khoảng 25 tuổi, mặc dù không mắc bệnh tật gì và cũng không phải là người theo đạo hay tôn giáo nào. 

Vậy nên hôm nay, mình sẽ chia sẻ câu chuyện của bản thân như 1 câu trả lời đầy đủ & chi tiết nhất. 

Lời nhắn: Trước khi bắt đầu, nếu bạn là người lần đầu đến đây – hãy dành vài phút để đọc bài viết này.  

 

I. VÌ SAO MÌNH CHỦ ĐỘNG CHUYỂN SANG ĂN CHAY TỪ TRẺ?

 

Thường mọi người cho rằng khi ai đó chuyển sang ăn chay, họ phải đang trải qua quá trình điều trị bệnh cần ăn kiêng khem, hoặc họ hướng đến một lối sống theo đạo Phật, tránh sát sinh.

Ngoài hai lý do trên, 1 số bạn ăn chay vì tình yêu dành cho động vật, hoặc vì môi trường.

Tại sao mình lại nói là vì môi trường, bởi bạn biết không, ngành chăn nuôi gia súc gia cầm đóng góp từ 50 đến 65% khí thải metan CH4 vào bầu khí quyển – đây là loại khí làm trái đất nóng lên mạnh gấp 3 lần so với khí thải CO2.

Bên cạnh đó, chăn nuôi động vật cũng rất tiêu tốn nguồn nước và nguồn đất. 

Hiện nay, tình trạng chiếm dụng đất trồng rừng để làm khu trang trại chăn nuôi, hoặc làm vùng trồng nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm không phải là hiếm.

Tất cả những lý do trên đều rất hợp lý để chúng ta dành sự ưu tiên cho chế độ ăn thuần chay. Tuy nhiên, khi mới chuyển sang chế độ ăn này, mình chưa nhận thấy những tác động tích cực như vậy.

Thế nên, để trả lời cho câu hỏi lý do chính thúc đẩy mình chuyển sang ăn chay là gì? 

Câu trả lời đó là: mình đơn giản chỉ muốn làm chậm quá trình lão hoá từ bên trong & chủ động bảo vệ sức khoẻ từ sớm, để sau này ngay cả khi có tuổi cũng không phải đối mặt với vòng luẩn quẩn của bệnh tật & thuốc men.

Bởi như mọi người đã biết, với sức khỏe – phòng ngừa bao giờ cũng quan trọng hơn chữa trị. Phần lớn các chứng bệnh mãn tính (đặc biệt là ung thư) đều phát triển rất âm thầm. 

Chúng chỉ phát tác ra dấu hiệu rõ ràng để chúng ta nhận biết, khi đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Lúc này, việc điều trị vừa tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức, mà tỷ lệ khỏi bệnh cũng rất thấp. 

Vậy vì sao ăn chay lại có thể giúp làm chậm lão hoá & bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học chính thống trên thế giới, có 2 lý do chính bạn ạ. 

Lý do 1: Thực phẩm từ động vật chứa rất nhiều độc tố gây viêm nhiễm các cơ quan & tế bào trong cơ thể.

Và bạn biết không, tình trạng viêm nhiễm chính là môi trường tuyệt vời nhất để hình thành nên mầm mống của bệnh tật – đặc biệt là các chứng bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, v.v…

*3 nhóm độc tố chúng ta cần lưu tâm nhất, đó là:

Thứ 1: Chất béo xấu, bao gồm chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá và cholestrol. 

Chúng không chỉ làm tăng trọng lượng cơ thể, nóng trong, viêm nhiễm, tắc nghẽn mạch máu, mà còn là thức ăn nuôi tế bào ung thư, kích thích chúng hình thành, phát triển và di căn nhanh chóng.

Tài liệu nghiên cứu khoa học: (1) (2) (3) (4) (5)

Bên cạnh đó, chất béo xấu cũng làm hình thành nên 1 dạng protein dị lại có tên là amyloid beta – thứ có thể tấn công, làm thủng và gây viêm nhiễm các tế bào ở hồi hải mã – vùng não liên quan đến trí nhớ, từ đó làm tăng mạnh nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ alzheimers khi chúng ta đến tuổi trung niên.

Tài liệu nghiên cứu khoa học: (1) (2) (3) (4) (5) (6)

Nhóm chất béo xấu này có trong tất cả thực phẩm từ động vật. Trong thực vật, chỉ có 3 loại duy nhất chứa chất béo xấu mà chúng ta cần tránh, đó là dầu dừa, dầu cọ và dầu ăn tinh luyện thường được sử dụng để xào hay chiên rán thực phẩm. 

Thứ 2: Dạng đạm trong động vật gây gánh nặng cho thận và kích thích cơ thể sản sinh ra hormone sinh trưởng IGF-1 cực kỳ mạnh mẽ. 

Đây là hormone mà chúng ta cần ở độ tuổi dạy thì, nhưng khi trưởng thành, hàm lượng hormone này càng nhiều, nguy cơ hình thành và phát triển của khối u ung thư càng cao.

Trong khi đó, đạm trong thực vật đã được chứng minh 100% an toàn cho thận & có thể giúp giảm hormone IGF-1 trong cơ thể.

Tài liệu nghiên cứu khoa học: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Thứ 3: Dạng sắt trong động vật (heme sắt) kích thích cơ thể sản sinh ra gốc tự do – thứ không chỉ làm đẩy nhanh quá trình lão hoá gây suy giảm nhanh chóng chức năng hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ & ung thư. 

Đối với dạng non-heme sắt từ thực vật, cơ thể chúng ta có khả năng trung hoà & đào thải nếu dư thừa nên hoàn toàn không gây nên biến chứng trên. Chúng 100% an toàn cho sức khoẻ. 

Tài liệu nghiên cứu khoa học: (1) (2) (3) (4) (5) (6)

*Ngoài ra, các tài liệu nghiên cứu khoa học còn cho thấy – thực phẩm từ động vật cũng chứa rất nhiều nội độc tố khác mà ít người biết đến, như Neu5GC, TMAO, axit domoic, BMAA, albumin peptine và para TB. 

Để nói chi tiết, cụ thể về tác hại của từng loại thì nội dung của bài viết sẽ rất dài. Thế nên, mình chỉ tóm gọn lại là chúng có 2 điểm chung:

Thứ 1: Chúng cực kỳ bền vững trước tác động của nhiệt, nên không thể bị loại bỏ ngay cả khi chúng ta nấu chín ở điều kiện nhiệt độ cao. 

Thứ 2: Đều gây viêm nhiễm mạnh các cơ quan & tế bào trong cơ thể. Và như mình đã chia sẻ – viêm nhiễm chính là môi trường tuyệt vời nhất để mầm mống của bệnh tật và tế bào ung thư hình thành và phát triển. 

Tài liệu nghiên cứu khoa học: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Lý do 2: Thực vật rất giàu những dưỡng chất có tính kháng viêm & chống oxy hoá mạnh mẽ

Nếu như vitamin và khoáng chất – nhóm dưỡng chất có vai trò chính là hỗ trợ các chức năng cơ bản trong cơ thể hoạt động ổn định, có thể được tìm thấy trong cả 2 nguồn thực phẩm: thực phẩm bắt nguồn từ động vật và thực phẩm bắt nguồn từ thực vật.

Thì hoạt chất thực vật (phyto-nutrition), bao gồm những dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa và chống viêm nhiễm mạnh (ví dụ như curcumin, catchein, lignan, sulforaphane, v.v…) lại đặc biệt chỉ giàu trong các loại thực vật mà thôi.

Nhóm chất này được sản sinh tự nhiên trong thực vật, nhằm giúp chúng có khả năng chống chọi với môi trường, côn trùng và vi khuẩn mang bệnh từ bên ngoài.

Khác với vitamin và khoáng chất, hoạt chất thực vật mặc dù không phải là nhóm dưỡng chất mà chúng ta bắt buộc phải dung nạp thì mới có thể sinh tồn và phát triển.

Tuy nhiên, chúng lại đóng vai trò chủ chốt nhất trong việc làm chậm quá trình sản sinh ra các gốc tự do gây lão hoá & ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tế bào, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Hiện nay, đã có không ít những nghiên cứu khoa học chính thống xác nhận rằng, hiệu quả chúng mang đến không thua kém gì so với thuốc tây y, nhưng sự khác biệt là không có tác dụng phụ và không đắt đỏ.  

Tài liệu nghiên cứu khoa học: (1) (2) (3) (4) (5) (6

Theo nghiên cứu này từ thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ NCBI – chỉ số chống oxy hóa và chống viêm nhiễm trong thực phẩm bắt nguồn từ động vật cực kỳ thấp, nên không thể mang đến bất cứ lợi ích gì cho sức khỏe.

Trong khi đó, chỉ số trong thực vật cao hơn rất nhiều, trung bình cấp gấp 64 lần so với thực phẩm từ động vật. Thậm chí, có không ít loại cao gấp cả trăm lần bạn a.   

Điều này, cộng với việc thực vật không chứa những độc tố mà mình đề cập ở nội dung trước – là lý do vì sao thuần chay là chế độ ăn duy nhất được các nghiên cứu khoa học trên thế giới xác nhận rằng, không những có khả năng làm chậm lão hoá, mà còn giúp phòng ngừa và cải thiện rõ rệt các chứng bệnh mãn tính. 

Tài liệu nghiên cứu khoa học: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Tuy vậy, mình cần lưu ý là những lợi ích trên chỉ có được khi chúng ta ăn chay đúng phương pháp & chuẩn khoa học. 

Ăn chay sai cách, ăn theo kiểu truyền thống với nguồn nguyên liệu chỉ có rau củ, cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, các món chế biến từ đậu phụ,nấm, muối vừng, hoặc các món giả mặn…

Không những không mang đến bất cứ lợi ích gì, mà còn gây nên nhiều vấn đề về sức khoẻ như sụt giảm cân, thiếu máu, mệt mỏi, uể oải, không có đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất và trí óc hằng ngày.

Chắc hẳn, bạn cũng đã từng gặp ít nhất 1 vài người ăn chay nhìn gầy gò, xanh xao và thiếu sức sống rồi phải không? 

Bản thân mình cũng đã từng là 1 trong số đó. 

Thời gian đầu mới chuyển sang chế độ ăn này, do chủ quan không trau dồi kiến thức bài bản về dinh dưỡng, bởi cho rằng cứ làm theo những công thức món chay nhìn đẹp, ngon mắt và dễ làm được chia sẻ miễn phí trên mạng, trên hội nhóm Facebook và trong sách là được. 

Và hệ quả là chỉ trong khoảng 1 tháng, mình đã nếm trải tất cả những vấn đề trên. 

Chỉ sau khi dành thời gian để trau dồi nghiêm túc kiến thức về dinh dưỡng, mình mới biết cách ăn chay đúng phương pháp & bắt đầu nhận thấy sức khoẻ được cải thiện. 

Mình luôn duy trì được cân nặng như mong muốn, chuẩn chỉ số BMI (49 – 50 kg / 1m63′), cảm thấy cơ thể có hệ tiêu hoá và sức đề kháng tốt hơn, rất ít khi ốm vặt và cải thiện rõ rệt về sức bền khi vận động thể chất.

 

 

Vậy ăn chay thế nào cho đúng cách và khoa học? Mình hướng dẫn từng bước chi tiết trong khoá học Plant-based Nutrition.

Nội dung trong khoá học là toàn bộ những kiến thức, kinh nghiệm và bài học mình đúc kết được sau gần 7 năm thực hành ăn chay của bản thân. 

Mình chia sẻ chúng với mong muốn giúp bạn có thể đi đúng hướng ngay từ những bước chân đầu tiên trên hành trình ăn chay healthy đủ chất, mà không phải mất nhiều thời gian loay hoay thử sai như mình đã từng. 

Cụ thể, bạn sẽ học được gì trong khoá học này:

1. Kiến thức chuẩn khoa học về những nhóm thực phẩm & dưỡng chất thiết yếu mà chúng ta cần bổ sung đủ vào chế độ ăn thuần chay.

Hiểu về chúng, bạn sẽ tránh được những sai lầm gây ăn chay thiếu chất, và biết cách thiết kế nên những công thức/ thực đơn món chay cân bằng dinh dưỡng, đủ chất, phù hợp nhất với thể trạng cơ thể, độ tuổi và chế độ tập luyện của riêng mình và các thành viên trong gia đình. 

2. Biết đến những công thức món chay healthy đủ chất mà mình đã và đang áp dụng. 

Những công thức này đã giúp mình luôn giữ được 1 sức khoẻ và sức bền tốt, duy trì được số cân nặng ổn định, chuẩn chỉ số BMI (49-50 kg/ 1m63′), hoàn toàn không bị sụt cân.

3. Biết cách lựa chọn đúng loại thực vật an toàn và giàu dinh dưỡng nhất giữa vô vàn chủng loại trên thị trường để bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. 

Thực vật không phải loại nào cũng có hàm lượng dinh dưỡng tương đương nhau, có loại cao và có loại thấp. Tiêu thụ loại nghèo dinh dưỡng, thì dù chúng ta có ăn nhiều bao nhiêu – tình trạng ăn chay thiếu chất vẫn rất dễ xảy ra bạn nhé. 

4. Biết cách kết hợp thực phẩm đúng phương pháp sao cho tối ưu hoá khả năng cơ thể hấp thụ khoáng chất, đặc biệt là kẽm và sắt. 

5. Biết cách sơ chế & chế biến thực phẩm chuẩn khoa học – sao cho bảo tồn được tối ưu nhất hàm lượng dinh dưỡng trong chúng.

6. Hiểu rõ ưu & nhược điểm của các loại thực phẩm chức năng/ viên uống bổ sung phổ biến nhất hiện nay. Để từ đó, không bị “dắt mũi” bởi những lời tư vấn / quảng cáo 1 chiều của người bán, tránh tình trạng mua phải những thứ đắt đỏ nhưng không có lợi cho sức khỏe. 

7. Nắm vững những lưu ý đặc biệt dành riêng cho mẹ bầu ăn chay. 

– V.v… Và còn rất nhiều kiến thức hữu ích khác nữa mà mình chưa đề cập hết được. 

Đây là khoá học chia sẻ kiến thức toàn diện, chuyên sâu về dinh dưỡng & hướng dẫn ăn chay healthy đủ chất A- Z.  

Vì thế, tất cả những kiến thức, kỹ năng, tư duy quan trọng nhất bạn cần biết để ăn chay đủ chất, khỏe mạnh đều được mình đề cập đến, để bạn chỉ cần 1 khoá học toàn diện duy nhất này là đủ,  không phải mất thời gian, công sức tìm hiểu và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. 

*Ngoài ra, khi tham dự khoá học bạn cũng sẽ được mình trực tiếp đồng hành & hỗ trợ giải đáp thắc mắc 1-1 trong 3 tháng miễn phí. 

Đây là điều mình ước rằng trước đây có ai đó offer, thì chắc chắc mình của ngày xưa đã không phải trải qua cảm giác mông lung, vô hướng trong thời gian đầu mới chuyển sang chế độ ăn này.  

*Nếu bạn đã sẵn sàng để chuyển sang ăn chay healthy đủ chất, chuẩn khoa học để sớm nhận được những lợi ích đặc biệt cho sức khoẻ mà chế độ ăn này mang đến – hãy xem thông tin chi tiết nhất về khoá học và cách thức đăng ký tại đây. 

 

II. KẾT LUẬN & LỜI NHẮN NHỦ

 

Trên đây là toàn bộ nội dung mình muốn chia sẻ với bạn hôm nay. Tổng kết ngắn gọn lại câu trả lời của mình cho câu hỏi lý do chính thúc đẩy mình chuyển sang ăn chay từ trẻ là gì? 

Thì đó là: Mình đơn giản chỉ muốn làm chậm quá trình lão hoá từ bên trong & chủ động bảo vệ sức khoẻ từ sớm, để sau này ngay cả khi có tuổi cũng không phải đối mặt với vòng luẩn quẩn của bệnh tật & thuốc men.

Vì sao ăn chay lại có thể mang đến 2 lợi ích đó. Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học chính thống trên thế giới, có 2 lý do chính:

Lý do 1: Thực phẩm từ động vật chứa rất nhiều độc tố gây viêm nhiễm các cơ quan & tế bào trong cơ thể. Và tình trạng viêm nhiễm chính là môi trường tuyệt vời nhất để hình thành nên mầm mống của bệnh tật. 

Lý do 2: Thực vật rất giàu những dưỡng chất có tính kháng viêm & chống oxy hoá mạnh mẽ. 

Chúng là 2 nhóm dưỡng chất có nhiệm vụ chính là ngăn ngừa quá trình sản sinh ra gốc tự do gây lão hoá và tình trạng viêm nhiễm tế bào, từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. 

Điều cuối cùng mình muốn nhắn nhủ với bạn trước khi kết thúc bài viết này, đó là: 

“Chủ động chuyển sang ăn chay ngay từ khi 25 tuổi, mặc dù không mắc bệnh tật gì và cũng không phải là người theo Đạo hay tôn giáo nào, là 1 trong những quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời của mình”. 

Lời nhắn: 

1. Còn bạn thì sao, lý do chính thúc đẩy bạn chuyển sang ăn chay là gì, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

2. Nếu bạn thấy những nội dung mình chia sẻ hôm nay hữu ích, hãy tặng mình 1 nút like và lan toả đến với những người cần nó nhé. 

3. Trong thời gian tới, mình sẽ gửi 1 email / tuần để chia sẻ với bạn về những câu chuyện, kiến thức, bài học hữu ích mà bản thân đúc rút được từ cuộc sống và công việc hàng ngày liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Chúng là những điều mang tính cá nhân khá cao nên mình chưa tiện chia sẻ ở bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác. Nếu bạn muốn nhận email từ mình, thì có thể đăng ký tại đây.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm và chúc bạn 1 ngày an lành. 

Ngọc Vũ. 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
error: Content is protected !!