Chào bạn, mình là Ngọc Vũ. Bạn có thể biết thêm về mình tại đây.
Hiện nay đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học chính thống trên thế giới đi đến kết luận rằng: Tất cả thực phẩm bắt nguồn từ động vật đều chứa 3 dạng độc tố sau:
Thứ 1: Chất béo xấu, bao gồm chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá và cholesterol.
Chúng không chỉ làm tăng trọng lượng cơ thể, viêm nhiễm, tắc nghẽn mạch máu, mà còn là thức ăn nuôi tế bào ung thư, kích thích chúng hình thành, phát triển và di căn nhanh chóng.
Thứ 2: Dạng đạm trong động vật gây gánh nặng cho thận và kích thích cơ thể sản sinh ra hormone sinh trưởng IGF-1 gây ung thư cực kỳ mạnh mẽ.
Thứ 3: Dạng sắt trong động vật (heme sắt) kích thích cơ thể sản sinh ra gốc tự do – thứ không chỉ làm đẩy nhanh quá trình lão hoá, gây suy yếu nhanh chóng chức năng hoạt động của các cơ quan bộ phận trong cơ thể, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ & ung thư.
*Ngoài những dạng độc tố trên, riêng với hải sản, các nghiên cứu khoa học cho thấy còn có 3 nhóm độc tố cộng thêm khác mà rất ít người biết đến. Cụ thể chúng là gì, mình sẽ chia sẻ trong bài viết hôm nay.
Sau khi đọc xong, bạn sẽ hiểu lý do vì sao hải sản & dầu cá thực ra không phải là thực phẩm healthy, lành mạnh, tốt cho sức khoẻ như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Nội dung chính
I. 3 ĐỘC TỐ ÍT NGƯỜI BIẾT TRONG HẢI SẢN
1. BMAA & axit domoic
Nghe rất lạ đúng không? Đây cũng là lần đầu mình biết đến bộ đôi này.
Theo các nghiên cứu khoa học, khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ phá vỡ hàng rào máu não và tấn công trực tiếp đến các tế bào thần kinh, từ đó làm tăng mạnh nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến não bộ, đặc biệt là alzheimer, parkinson và ALS (bệnh xơ cứng teo cơ) khi chúng ta đến độ tuổi trung niên.
Điều cần lưu ý là, BMAA và axit domoic cực kỳ bền vững trước tác động của nhiệt độ, nên quá trình nấu chín không thể loại bỏ được bạn nhé.
2. Vi nhựa
Chắc hẳn, bạn đã ít nhiều biết đến thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở biển hiện nay ngày càng nghiêm trọng. Vật liệu được làm tự nhựa, như chai lọ hay túi nilon là thứ mất đến hàng trăm năm có khi cũng không thể phân huỷ hoàn toàn.
Khi xuống biển theo thời gian, chúng sẽ bị bào mòn thành những hạt nhựa siêu nhỏ và được hải sản hấp thụ. Vì thế, khi chúng ta ăn hải sản, cũng gián tiếp dung nạp những vi nhựa này vào cơ thể.
Kích thước của chúng đủ nhỏ để có thể đi vào thành ruột, vào dòng máu & nhau thai của con người.
Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học dưới đây, hóa chất BPA trong nhựa khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây suy giảm chức năng của các bộ phận thuộc hệ sinh sản, làm tăng mạnh nguy cơ mắc các chứng bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường.
3. Combo kim loại nặng & hoá chất công nghiệp
*Kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, v.v..) & hoá chất công nghiệp (dioxin, PCBs, DDT).
Vì sao hải sản là nhóm xếp đầu bảng về nguy cơ tồn dư hàm lượng 2 nhóm độc tố trên? Bạn hãy nhìn vào thực trạng ô nhiễm nguồn nước biển & nguồn thức ăn chăn nuôi hiện nay. Tất cả mọi dạng chất thải từ nông – công nghiệp đều đổ về biển cả.
Tác hại của 2 nhóm độc tố này thì có lẽ bạn cũng biết rồi. Chúng gây rối loạn nội tiết, làm suy giảm mạnh hệ miễn dịch tự nhiên, chức năng sinh sản và chức năng não bộ của con người.
Tuy nhiên, có 1 điều chưa nhiều người biết, đó là độc tố của chúng ức chế hoàn toàn lợi ích của omega 3 được tìm thấy trong hải sản.
Vì thế, việc bổ sung omega 3 qua hải sản thực ra không phải là lựa chọn an toàn và hiệu quả như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Tài liệu nghiên cứu khoa học: (1)
Lưu ý: Viên uống dầu cá cũng không tránh khỏi việc còn tồn dư 2 nhóm độc tố trên.
Lý do là bởi, quá trình tinh lọc dầu cá hiện đại nhất hiện nay cũng chỉ có thể giúp giảm bớt 1 phần hàm lượng kim loại nặng, nhưng chưa thể tác động được đến nhóm hoá chất công nghiệp.
Vì thế, đã có những nghiên cứu đi đến kết luận rằng, nhiều loại dầu cá đang được phép bán trên thị trường vẫn còn chứa dư lượng hoá chất công nghiệp với hàm lượng đủ để ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ người tiêu dùng, đặc biệt là sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Lời nhắn: Và trên đây là 3 nhóm độc tố cộng thêm cho hải sản – bên cạnh chất béo xấu, đạm và sắt động vật.
Lưu ý là, ảnh hưởng của chúng trên sẽ không đến ngay lập tức trong thời gian ngắn, mà sẽ tích tụ dần trong cơ thể theo từng năm và bắt đầu phát tác ra các triệu chứng khi chúng ta đến độ tuổi ngoài 30 bạn nhé.
Đến đây, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi, không ăn hải sản và uống dầu cá thì làm sao để bổ sung omega 3 cho cơ thể?
Câu trả lời của mình là, bạn hãy ưu tiên bổ sung qua hạt hạnh hoặc rong tảo biển. Chúng là nguồn cung cấp omega 3 hiệu quả và tuyệt đối an toàn cho sức khoẻ.
Gần 7 năm nay, mình chỉ bổ sung omega 3 từ 2 nguồn trên, và không nhận thấy bất cứ dấu hiệu gì của việc cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất này, như chức năng thị lực, tim mạch và não bộ bị suy giảm đi cả.
Ngược lại, mình thấy chức năng của 3 bộ phận trên thậm chí còn tốt hơn cả thời mình còn ăn mặn nữa bạn ạ.
Lời nhắn: Trong khoá học hướng dẫn ăn chay healthy đủ chất Plant-based Nutrition, mình chia sẻ những kiến thức chuyên sâu hơn nữa về chất béo nói chung và omega 3 nói riêng, như:
– Sự khác biệt giữa chất béo tốt và chất béo xấu trong thực phẩm?
– Vì sao chúng ta phải bổ sung đủ omega 3 vào chế độ ăn hằng ngày?
– Sự khác biệt giữa omega 3 và omega 6,9.
– Sự khác biệt giữa 3 dạng chính của omega 3, bao gồm ALA, EPA & DHA. Vai trò của lợi ích của từng loại là gì?
– Quy trình cơ thể chuyển hấp và hấp thụ omega 3 ra sao?
– Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể bị thiếu omega 3 và cách phòng ngừa.
– Chúng ta cần dung nạp bao nhiêu omega 3 mỗi ngày là đủ? Số lượng này sẽ có sự khác biệt với riêng từng độ tuổi, giới tính và thể trạng cơ thể của mỗi cá nhân bạn nhé.
– Cách sơ chế, chế biến như thế nào để hàm lượng omega 3 trong thực phẩm được giải phóng ra tối đa và trở nên dễ hấp thụ trong cơ thể hơn.
– 1 số lưu ý quan trọng trong việc kết hợp thực phẩm để tối ưu hoá khả năng cơ thể hấp thụ omega 3.
– Giải đáp câu hỏi, chúng ta có cần và có nên bổ sung omega 3 từ viên uống chức năng hay không?
– Cách nhận biết đúng những loại thực vật giàu omega 3 nhất để bổ sung vào công thức món ăn hằng ngày.
Omega 3 là dưỡng chất không hiếm trong thực vật, đặc biệt là trong các loại hạt hạnh và rong biển. Tuy nhiên, không phải loại hạt hạnh và rong biển cũng có hàm lượng tương đương đồng đều như nhau, có loại cao và có loại thấp bạn ạ.
Tiêu thụ loại chứa đạm thấp, thì dù chúng ta có ăn nhiều đến mấy, cũng không thể cung cấp đủ hàm lượng omega mà cơ thể cần đâu.
*Nếu bạn muốn tìm hiểu về những kiến thức trên, hãy cân nhắc tham dự khoá học này của mình nhé.
Dành cho bạn nào chưa biết, thì Plant-based Nutrition là khoá học chia sẻ kiến thức chuẩn khoa học, toàn diện, chuyên sâu về dinh dưỡng và hướng dẫn ăn chay healthy đủ chất A-Z.
Tất cả những kiến thức bạn cần biết về những nhóm dưỡng chất thiết yếu mà chúng ta cần bổ sung đủ vào chế độ ăn thuần chay để luôn giữ được 1 sức khoẻ và sức bền tốt, như tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ, các vitamin, khoáng chất và hoạt chất thực vật đều được mình đề cập cực kỳ chi tiết trong khoá học này.
Để giúp học viên có được 1 nền tảng kiến thức dinh dưỡng vững chắc, bài bản nhất khi thực hành ăn chay. Chỉ khi nắm vững kiến thức về lĩnh vực này, chúng ta mới có thể:
– Chủ động nhận biết những sai lầm phổ biến dẫn đến ăn chay thiếu chất để tránh mắc phải, hay nếu có lỡ mắc rồi thì cũng biết mình đã sai ở đâu và cách cải thiện như thế nào cho đúng.
– Dễ dàng tự mình thiết kế nên đa dạng công thức/ thực đơn món chay cân bằng dinh dưỡng, đủ chất, và quan trọng là phù hợp nhất với độ tuổi, thể trạng cơ thể, tình hình sức khoẻ, chế độ tập luyện của riêng bạn & các thành viên trong gia đình.
Chúng là những yếu tố mà mỗi người mỗi khác, nên chúng ta không nên sao chép y nguyên từ bất cứ ai bạn nhé.
– Luôn giữ được 1 tâm lý tự tin, vững vàng khi chuyển sang ăn chay mà không bị giao động bởi những ý kiến trái chiều.
– Không còn mông lung, vô hướng giữa hàng tá lời khuyên & thông tin tràn lan trên mạng. Bạn biết chính xác từng bước mình cần đi trên hành trình ăn chay healthy đủ chất.
*Khi bạn đã sẵn sàng trau dồi cho mình kiến thức bài bản về dinh dưỡng để biết cách ăn chay healthy đủ chất và khoẻ mạnh – hãy xem thông tin chi tiết nhất về khoá học và cách thức đăng ký tại đây.
II. KẾT LUẬN & LỜI NHẮN NHỦ
Và trên đây là toàn bộ nội dung mình muốn chia sẻ với bạn ngày hôm nay. Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu vì sao hải sản và dầu cá thực ra không phải là thực phẩm healthy, lành mạnh, tốt cho sức khoẻ như nhiều người vẫn lầm tưởng rồi phải không?
Tổng kết ngắn gọn lại, ngoài những nhóm độc tố điển hình được tìm thấy trong tất cả thực phẩm bắt nguồn từ động vật như mình đề cập ở đầu bài, hải sản còn chứa 3 độc tố cộng thêm khác:
- Thứ 1: BMAA và axit domoic
- Thu 2: Vi nhựa
- Thu 3: Combo kim loại nặng và hoá chất công nghiêp
Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học chính thống trên thế giới, chúng làm suy giảm chức năng não bộ và hệ miễn dịch tự nhiên, gây rối loạn nội tiết, làm tăng nguy cơ mắc vô sinh & ung thư.
Nếu bạn có mong muốn chuyển sang ăn chay để chủ động bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh tật, thì mình gợi ý bạn đọc thêm bài viết này.
Trong bài viết đó, mình chia sẻ về 8 điều quan trọng nhất bạn cần biết trước khi chính thức chuyển sang ăn chay.
Lời nhắn: Cuối cùng như thường lê, nếu bạn thấy chúng hữu ích, hãy tặng mình 1 nút like và lan toả đến với những người cần nó nhé.
Hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nếu bạn có bất cứ câu hỏi hay góp ý gì. Mình sẽ dựa vào đó để làm nên những nội dung tiếp theo.
Trong thời gian tới, mình sẽ gửi 1 email / tháng để chia sẻ với bạn về những câu chuyện, kiến thức, bài học hữu ích mà bản thân đúc rút được từ cuộc sống và công việc hàng ngày liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Chúng là những điều mình chưa tiện chia sẻ ở bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác. Nếu bạn muốn nhận email từ mình, thì có thể đăng ký tại đây.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm và chúc bạn 1 ngày an lành.
Ngọc Vũ.