Ăn chay thiếu sắt: Nguyên nhân và cách cải thiện

Xin chào mọi người, mình là Ngọc Vũ. Bạn có thể biết thêm về mình tại đây. 

1 vấn đề về sức khoẻ mà mình quan sát thấy rất nhiều người ăn chay đang mắc phải, đó là bị thiếu sắt. Vì vậy trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ về:

Thứ 1: Kiến thức nền tảng về khoáng chất sắt mà người ăn chay nên biết. 

Thứ 2: Nguyên nhân chính gây thiếu sắt khi ăn chay và những biện pháp để phòng ngừa, cải thiện tình trạng này  sao cho an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất. 

 

Phần I: Kiến thức nền tảng về khoáng chất sắt

 

Nếu bạn đã tìm hiểu và biết về khoáng chất này rồi thì có thể bỏ qua phần này và đến ngay phần 2 để không mất thời gian nhé. 

Còn dành cho bạn nào chưa biết, thì sắt là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển máu chứa oxy đến nuôi các cơ quan/ tế bào trong cơ thể, kiến tạo hồng cầu, sản sinh năng lượng cho quá trình chuyển hoá dinh dưỡng & đảm bảo chức năng não bộ hoạt động ổn định.

Đối với phụ nữ mang thai, sắt giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân & hỗ trợ quá trình phát triển não bộ của thai nhi diễn ra tối ưu nhất.

Khi thiếu sắt trong ngắn hạn, sẽ dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, da dẻ xanh xao, hoa mày chóng mặt, không có đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất và trí óc hằng ngày.  

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây:

Thứ 1: Thiếu máu – chứng bệnh xảy ra do cơ thể không sản sinh đủ tế bào hồng cầu.

Thứ 2: Suy giảm chức năng não bộ và hệ miễn dịch tự nhiên

Trong thực phẩm, sắt được được chia làm 2 dạng: heme sắt từ động vật và non-heme sắt từ thực vật. 

Theo kiến thức mình có được sau khi tham dự những khóa học chuyên sâu về dinh dưỡng, thì tác động đến sức khoẻ con người của 2 dạng sắt này là hoàn toàn khác nhau bạn ạ. 

Nhìn chung, cơ thể con người dễ hấp thụ heme sắt từ động vật hơn.

Tuy nhiên, điều tưởng như ưu điểm này của sắt trong động vật lại chính là khuyết điểm của nó, bởi cơ thể con người chúng ta không có cơ chế đào thải hàm lượng heme sắt dư thừa. 

Đã có những nghiên cứu trên thế giới đi đến kết luận rằng, dư thừa heme sắt trong động vật kích thích cơ thể sản sinh ra gốc tự do làm đẩy nhanh quá trình lão hoá, gây suy giảm nhanh chóng chức năng hoạt động của các cơ quan / bộ phận trong cơ thể, và làm tăng mạnh nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ & ung thư. 

Tài liệu nghiên cứu khoa học: (1) (2) (3) (4

Đối với dạng non-hemp sắt từ thực vật, cơ thể chúng ta có khả năng trung hoà & đào thải nếu dư thừa nên hoàn toàn không gây nên biến chứng trên. Chúng 100% an toàn cho sức khoẻ. 

Tài liệu nghiên cứu khoa học: (1) (2)

Lời nhắn: Và trên đây là những kiến thức nền tảng nhất về sắt. Nếu bạn còn câu hỏi hay muốn bổ sung thêm điều gì, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Phần II: Nguyên nhân chính gây thiếu sắt khi ăn chay và cách cải thiện

 

Sau khi tham khảo rất nhiều bài giảng, bài thuyết trình của những vị bác sỹ nước ngoài uy tín, mình nhận thấy rằng tình trạng thiếu sắt khi ăn chay xảy ra do 5 nguyên nhân chủ chốt sau:

Nguyên nhân 1: Chế độ ăn hằng ngày không cung cấp đủ hàm lượng sắt mà cơ thể cần. 

Nguyên nhân 2: Ảnh hưởng từ các chứng bệnh mãn tính, đặc biệt là 2 nhóm bệnh:

– Suy thận: Do thận sản sinh ra hormone EPO (Erythropoetin) có nhiệm vụ gửi tín hiệu cho tuỷ xương để sản sinh ra tế bào hồng cầu.

– Các chứng bệnh liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hoá, khiến ruột khó hấp thụ được khoáng chất sắt từ thực phẩm mà chúng ta dung nạp. 

Nguyên nhân 3: Thói quen sử dụng thường xuyên các loại chất kích thích, thức uống có cồn và thuốc tây y. Bởi những độc tố trong chúng làm suy giảm mạnh khả năng cơ thể chuyển hoá & hấp thụ khoáng chất. 

Nguyên nhân 4: Do mang thai. Bởi sự phát triển của bào thai khiến cơ thể yêu cầu hàm lượng sắt cao hơn đáng kể mức bình thường. 

Nguyên nhân 5: Do tình trạng xuất huyết, có thể là do sinh nở, tại nạn, phẫu thuật

Trong đó thì nguyên nhân đầu tiên: Chế độ ăn hằng ngày không cung cấp đủ hàm lượng sắt mà cơ thể cần – theo mình quan sát là phổ biến nhất. 

Để xử lý nguyên nhân này, có 3 điều bạn cần lưu ý. 

Thứ 1: Hiểu rõ hàm lượng sắt mà cơ thể mình cần dung nạp. Hàm lượng này sẽ có sự khác biệt với riêng từng độ tuổi và giới tính như bạn có thể thấy ở hình ảnh mình đính kèm.  

 

 

Thứ 2: Lựa chọn tiêu thụ đúng loại thực vật giàu sắt.  

Sắt không hề hiếm, nó được tìm thấy nhan nhản trong thực vật. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng chứa hàm lượng tương đương, đồng đều như nhau – có loại cao và có loại thấp. 

Ví dụ cùng chứa sắt, nhưng hàm lượng trong 1 cup hạt vừng trắng là 21 mg, còn trong 1 cup nấm mỡ trắng chỉ có 2,7 mg mà thôi. 1 trời 1 vực đúng không. 

Để ăn chay không thiếu sắt, bạn hãy lưu ý lựa chọn đúng loại thực vật giàu sắt để bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của mình nhé. 

Tiêu thụ thực phẩm nghèo dinh dưỡng, thì dù chúng ta có ăn nhiều đến mấy, tình trạng cơ thể bị thiếu chất vẫn rất dễ xảy ra đấy. 

Thứ 3: Kết hợp với các nhóm thực phẩm giàu vitamin C, ví dụ như ớt chuông trong bữa ăn hằng ngày. 

Bạn biết không, đây chính là dưỡng chất giúp tăng cường khả năng cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm hiệu quả hơn gấp ít nhất 10 lần.

*Mình đã áp dụng 3 tips đơn giản trên để trong gần 7 năm ăn chay, mình không nhận thấy bất cứ dấu hiệu gì cho thấy cơ thể bị thiếu sắt, như da dẻ xanh xao hay hoa mày chóng mặt cả.

 

Có 1 điều mình cần lưu ý thêm: Nếu bạn bị thiếu máu, thì thiếu sắt chỉ là 1 trong những nguyên nhân mà thôi. Ngoài ra, bạn cũng cần đặc biệt lưu tâm đến bộ 3 dưỡng chất cực kỳ quan trọng khác: Vitamin B6, B9 và B12. 

Cùng với sắt, 3 dưỡng chất trên cũng có nhiệm vụ là hỗ trợ quá trình cơ thể sản sinh hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu xảy ra. 

Kiến thức về chúng khá rộng nên mình chưa thể chia sẻ hết trong 1 bài viết được. Nếu bạn cần tìm hiểu về chúng thì có thể cân nhắc tham dự khoá học Plant-based Nutrition của mình. 

Kiến thức trong khoá học này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn nữa về khoáng chất sắt và về bộ 3 vitamin nhóm B quan trọng trên. Để từ đó, bạn nắm rõ cách bổ sung chúng vào chế độ ăn hằng ngày sao cho an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất. 

Dành cho bạn nào chưa biết, thì Plant-based Nutrition là khoá học chia sẻ kiến thức chuẩn khoa học, toàn diện, chuyên sâu về lĩnh vực dinh dưỡng và hướng dẫn ăn chay healthy đủ chất A-Z. 

Tất cả những kiến thức cốt lõi quan trọng nhất về những nhóm dưỡng chất thiết yếu mà chúng ta cần bổ sung đủ trong chế độ ăn thuần chay để luôn giữ được 1 sức khoẻ và sức bền tốt, như tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ, các vitamin, khoáng chất và hoạt chất thực vật, … đều được mình chia sẻ rất chi tiết trong khoá học All in 1 này, để giúp học viên:

Thứ 1: Chỉ cần 1 khoá học toàn diện duy nhất này là đủ. Từ đó, không phải mất thêm thời gian, công sức để tự tìm hiểu & tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

Thứ 2: Có được 1 nền tảng kiến thức dinh dưỡng vững chắc, bài bản nhất trước khi ăn chay. 

Khi nắm vững kiến thức về lĩnh vực này, chúng ta mới có thể nhận ra những sai lầm gây ăn chay thiếu chất để tránh mắc phải, và có khả năng dễ dàng tự mình thiết kế nên những công thức/ thực đơn món chay cân bằng dinh dưỡng, đủ chất, và quan trọng là phù hợp nhất với độ tuổi, thể trạng cơ thể, chế độ tập luyện của riêng mình & các thành viên trong gia đình. 

Chúng là những yếu tố mà mỗi người mỗi khác, nên chúng ta không nên sao chép y nguyên từ bất cứ ai bạn nhé. 

*Nếu bạn đã sẵn sàng để trau dồi cho mình kiến thức bài bản về dinh dưỡng để biết cách ăn chay healthy đủ chất & khoẻ mạnh, hãy xem thông tin chi tiết nhất về khoá học và cách thức đăng ký tại đây. 

Phần III: Kết luận & lời nhắn nhủ

 

Và trên đây là toàn bộ nội dung mình muốn chia sẻ với bạn ngày hôm nay.

Hi vọng rằng khi xem đến đây, bạn đã có cho mình thêm những kiến thức hữu ích, hiểu rõ những nguyên nhân chính gây thiếu sắt, cùng cách để phòng ngừa, cải thiện tình trạng này sao cho an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất

Điều cuối cùng mình muốn nhắn nhủ với bạn trước khi kết thúc bài viết, đó là:

Thuần chay chỉ mang đến lợi ích cho sức khoẻ khi chúng ta ăn đúng phương pháp, ăn dựa trên nền tảng kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học. 

Ăn chay sai cách sẽ không những không mang đến bất cứ lợi ích gì, mà về lâu dài còn gây nên nhiều vấn đề về sức khoẻ – mà thiếu máu hay thiếu sắt chỉ là 1 trong số đó mà thôi. 

Nếu bạn nhận thấy sức khoẻ của mình có dấu hiệu đi xuống khi ăn chay, thì hãy dừng lại và tìm hiểu xem mình có đang làm sai ở đâu hay không để điều chỉnh kịp thời trước khi vấn đề trở nên nghiệm trọng nhé. 

Lời nhắn: 

1. Nếu bạn thấy chúng hữu ích, hãy tặng mình 1 nút like và lan toả đến với những người cần nó nhé.

2. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hay góp ý gì, hãy để lại bình luận bên dưới. Mình sẽ dựa vào đó để làm nên những nội dung tiếp theo.

3. Trong thời gian tới, mình sẽ gửi 1 email / tuần để chia sẻ với bạn về những câu chuyện, kiến thức, bài học hữu ích mà bản thân đúc rút được từ cuộc sống và công việc hàng ngày liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Chúng là những điều mình chưa tiện chia sẻ ở bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác. Nếu bạn muốn nhận email từ mình, thì có thể đăng ký tại đây.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm kênh và lắng nghe mình. Chúc bạn 1 ngày an lành.  

Ngọc Vũ.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
error: Content is protected !!